TIN TỨC - SỰ KIỆN

    PHÂN BIỆT VÀ SO SÁNH MÁI THÁI VÀ MÁI NHẬT. LOẠI MÁI NÀO PHÙ HỢP VỚI NGÔI NHÀ CỦA BẠN ?

    Để xây được căn nhà theo ý thích của mình, gia chủ có thể phải bỏ nhiều thời gian ra để nghiên cứu và tìm hiểu nhiều kiến thức về kiến trúc, kiểu nhà, phong cách thiết kế, phong thuỷ… Trong đó, loại mái nhà sử dụng phù hợp với phong cách và thiết kế của ngôi nhà, nhiều khách hàng chưa phân biệt và so sánh sự khác nhau giữa mái thái và mái nhật. Hai loại mái này có sự khác biệt nhau như thế nào ? và lựa chọn thế nào cho phù hợp với thiết kế nhà của bạn ? Mái Nhật đẹp hay mái thái đẹp hơn ?. Hãy cũng Thư Viện Nhà Việt chúng tôi cùng tìm hiểu và khám phá một vài đặc điểm đặc trưng để phân biệt hai loại mái này nhé !

    Mái Nhật là gì ? có đặc điểm và ưu điểm thế nào ?

    Để so sánh được mái Thái và mái Nhật đầu tiên chúng ta cần hiểu được nhà mái Nhật là như thế nào ? Nhà mái Nhật Xuất phát từ đất nước mặt trời mọc. Nhà kiểu Nhật truyền thống là quy thức xây cất truyền thống của Nhật Bản với một số đặc điểm: nhà cửa chủ yếu làm bằng gỗ, sàn nâng cao khỏi mặt đất, mái dốc lợp ngói hoặc tranh. Thiết kế bên trong không xây tường vách mà ngăn buồng bằng cửa lùa (fusuma) nên có thể tùy tiện điều chỉnh không gian lớn nhỏ. Sàn nhà bằng gỗ, lát chiếu, không kê bàn ghế gì cả mà quỳ hay ngồi bệt trên sàn. Khi cần thì trải nệm nằm ngủ hoặc dùng bàn thấp. Giường ghế thì mãi đến thế kỷ 20 mới phổ biến. Dù vậy từ thế kỷ 19, kiến trúc phương Tây đã du nhập Nhật Bản, tiếp theo là các kiểu hiện đại, và hậu hiện đại khiến Nhật Bản ngày nay có vai trò tiên tiến trong các ngành thiết kế, kiến trúc và công nghệ xây cất.
     

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà mái Nhật 1

    Mái ngói kiểu Nhật là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách mái Thái và mái ngói dốc châu Âu cổ điển. Sự khéo léo trong việc dung hòa giữa hai nền kiến trúc phương Đông và phương Tây mang đến một cảm giác mới lạ, độc đáo, tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho tổng thể ngôi nhà.

    Thiết kế nhà mái nhật được đề cao sự đơn giản, tiện nghi với các kiểu nhà như:

    + Thiết kế nhà mái ngói dốc: loại mái gần giống nhà mái thái nhưng độ dốc nhỏ hơn với kiểu dáng mái xếp chồng lớp 

    + Kiểu mái ngói bằng: Kiểu mái nhà được đổ rộng, dài ra 4 góc tránh mưa nắng. Hình khối kiến trúc dạng mái nhật thông thường nhưng trên chóp được đổ vuông tạo hình thức thẩm mĩ khác biệt, trẻ trung.

    Vật liệu sử dụng làm mái Nhật có thể sử dụng đa dạng như: ngói sóng, ngói vẩy, mái tôn, mái bằng...

    Phong cách kiến trúc phù hợp với mái Nhật cũng đa dạng, có thể kể đến như: phong cách hiện đại, tâm cổ điển hay cổ điển đều phù hợp. Mẫu nhà mái Nhật có nhiều kiểu dáng từ thiết kế 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng.
     

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà cấp 4 mái Nhật 2

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat


    Mẫu nhà cấp 4 mái Nhật 3So sánh mái nhật và mái thái: 



    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà cấp 4 mái Nhật 4




    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà mái Nhật 5


    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu biệt thự mái Nhật 1

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu biệt thự mái Nhật 2

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu biệt thự mái Nhật 3

    Mái Thái là gì ? có đặc điểm như thế nào ?

    Tiếp theo để so sánh mái Thái và mái Nhật chúng ta lại tìm hiểu thêm về nhà mái Thái. Nhà mái Thái là: Mái nhà cấu trúc kiểu mái thái rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay, đa số ở những kiểu nhà 1,2,3 tầng đều sử dụng kiểu mái này. Cũng như tên gọi của nó, mái thái xuất phát từ Thái Lan du nhập sang nước ta, đặc điểm là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói Thái.

    Nhà mái thái có tính năng tản nhiệt chống nóng, do có độ dốc vừa phải nên khi có nước mưa rơi xuống nhanh chóng thoát nước tự nhiên, không bị ứ đọng trên mái. Đồng thời, nó cũng bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột, ngấm nước, gia tăng tuổi đời của phần mái nhà. Độ dốc nhà mái thái cao hơn tạo độ thoát nước nhanh. Dáng mái xuôi 2-4-6 chiều đăng đối tạo kiến trúc hút mắt. Hệ mái nhà mái thái cao 3,3 - 3,6m.
     

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà cấp 4 mái Thái 1
     

    Với mẫu nhà mái Thái xưa có độ mái đua từ 0,5 - 1,5m. Kết cấu mái thái thường gồm 2 bộ phận: 

    + Bộ phận chịu lực: các gia đình tùy điều kiện sử dụng vì kèo/ sắt thép hoặc bê tông chịu lực xây dựng.

    + Phần mái tác dụng che chắn: sử dụng lớp ngói dán theo từng chồng, sắp xếp che khít nhau, chồng lớp lên nhau tạo độ che phủ cao nhất giúp ngôi nhà tạo tính thẩm mỹ, chịu độ khắc nghiệt của thời gian.

    Kiểu mái thái cũng rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, giúp cho ngôi nhà trỏe nên nhịp nhàng và mềm mại hơn, tôn lên được vẻ đẹp thanh thoát của ngôi nhà. Tạo nên một tổng thể kiến trúc hoàn hảo và thu hút.

    Có nhiều kiểu dáng thiết kế mẫu mã đa dạng nên phù hợp với nhiều công trình và dễ dàng cách tân tạo nên sự mới lạ cho ngôi nhà

    Xét theo phong thủy, kiểu mái này giúp tản được hung khí, tránh ảnh hưởng đến vượng khí trong nhà. Từ đó mang điều may mắn đến gia chủ.
     

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà mái Thái 2

     

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat
    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà mái Thái 3

     

    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà mái Thái 4

    Sự khác nhau cơ bản khi so sánh mái Nhật và mái Thái  

    Ngoài đặc điểm chung duy nhất của hai loại mái này là sử dụng ngói dán và có độ dốc thì mái Nhật và mái Thái có những sự khác biệt như sau:

    Sự khác nhau về độ dốc của mái Thái và mái Nhật

    Mái Thái có độ dốc lớn hơn mái Nhật, nếu như mái Thái được thiết kế chóp nhọn thì mái Nhật có độ bằng tương đối ở trên đỉnh chóp.

    Mái ngói dốc Nhật cũng có dạng gần giống với kiểu mái Thái như những mẫu nhà biệt thự mái Thái ở nước ta, nhưng độ dốc của những mái nhà kiểu Nhật thấp hơn nhiều so với mái Thái thường là nhỏ hơn <40% độ dốc đủ để thoát được nước mưa và tạo một khuôn mái cân bằng đồng đều đẹp           
     

    so-sanh-mai-thai-mai-nhatSo sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà mái thái 5    


    so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    Sự khác nhau về độ dốc mái khi so sánh mái Thái và mái Nhật

    Sự khác nhau về chi phí xây dựng giữa mái Thái và mái Nhật

    Chi phí xây nhà mái thái sẽ cao hơn so với nhà mái Nhật nếu lựa chọn cùng phong cách kiến trúc và cùng diện tích kích thước nhà. Bởi nhà mái Thái tốn thêm chi phí đổ bê tông mái dốc so với những mẫu nhà mái Nhật. 
     

    so-sanh-mai-thai-mai-nhatSo sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà mái Nhật 10 

     so-sanh-mai-thai-mai-nhat

    So sánh mái nhật và mái thái: Mẫu nhà mái thái 10

    Xem thêm các bài:

    10  lưu ý cho những ngôi nhà có tầng hầm
    5 Lưu Y Phong Thủy Phòng Thờ Nhằm Tránh Tiền Tài Đội Nón Ra Đi
    Khám Phá Các Loại Cột Trang Trí Trong Phong Cách Kiến Trúc Cổ Điển
    Bậc tam cấp chuẩn phong thuỷ khi xây nhà
    Phào Chỉ Là Gì? Những Loại Hoa Văn Trang Trí Thích Hợp Trên Phào Chỉ
    Thiết Kế Kiến trúc Phong Cách Tân Cổ Điển Là Gì ?
    22 Điều Cần Tránh Trong Phong Thuỷ Không Phải Ai Cũng Biết
    Trước Khi Thiết Kế Thi Công Biệt Thự Cần Phải Nắm Rõ Những Điều Này?
    So Sánh Ưu Nhược Điểm giữa Biệt Thự Hiện Đại Và Biệt Thự Tân Cổ Điển?
    Quy Trình Thiết Kế Kiến Trúc Nhà Ở Dân Dụng Tại Kiến Trúc An Khang
    Những Lưu Ý Khi Lựa Chọn Đơn vị Thiết Kế Kiến Trúc Nhà Ở
    Những khó khăn gia chủ thường gặp khi chuẩn bị xây nhà
    Chiều Cao Mỗi Tầng Như Thế Nào Là Hợp Lý Khi Thiết Kế Biệt Thự?
    Các Chú Ý Khi Thiết Kế Biệt Thự Vườn
    Bạn Có Biết Tiêu Chuẩn Thiết Kế Kiến Trúc Biệt Thự ?
    Cần chú ý điều gì về phong thuỷ khi xây nhà ?
    Có nên xem phong thuỷ khi xây nhà ?
    Phân biệt và so sánh mái thái và mái nhật ?
    Biệt thự là gì ? Thiết kế biệt thự cần lưu ý những điều gì ?
    Bộ hồ sơ thiết kế nhà ở hoàn chỉnh gồm những gì ?
    07 Lý do bạn cần một bản thiết kế trước khi xây nhà
    Mẫu thiết kế và thi công biệt thự 2 tầng mái thái đẹp nhất hiện nay

     


     

Mẫu nhà phổ biến