TIN TỨC - SỰ KIỆN

    BỘ HỒ SƠ THIẾT KẾ NHÀ Ở HOÀN CHỈNH GỒM NHỮNG GÌ ?

    Bạn chuẩn bị xây nhà và đang cần thuê thiết kế ? Bạn đang nghiên cứu nên thuê đơn vị nào tư vấn và thiết kế nhưng bạn không biết đánh giá xem đơn vị đó tốt hay không ? sản phẩm thiết kế của họ có đầy đủ và chi tiết hay không ? Để giúp bạn đọc có kiến thức sơ bộ để đánh giá một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng có đầy đủ, chi tiết và hoàn chỉnh hay không ? Thư Viện Nhà Việt đã tổng hợp qua bài viết “Hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng hoàn chỉnh gồm những gì ?” Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có kiến thức và từ đó tự đánh giá và lựa chọn cho mình đơn vị thiết kế tốt nhất nhé.

    Bộ hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng hoàn chỉnh gồm những phần:

    1. Hình ảnh 3D ngôi nhà trong hồ sơ thiết kế nhà ở

    Đây thường là phần đầu tiên của bộ hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng. Gồm từ 3 đến 5 ảnh màu chụp hình ảnh ngôi nhà sau thiết kế. Đây là phần trực quan và sinh động nhất khi gia chủ nhìn vào có thể thấy được hình dạng, thiết kế ngoại thất, trang trí của ngôi nhà từ nhiều góc độ khác nhau: hình ảnh trực diện, hình ảnh từ trên xuống, hình ảnh từ trái sang, hình ảnh từ phải sang, hình ảnh nhìn từ dưới lên…

     

    2. Phần mục lục của bộ hồ sơ thiết kế nhà ở

    Phần mục lục của hồ sơ thiết kế nhà ở giống như mục lục của một cuốn sách. Nó thể hiện tất cả số trang, số bản vẽ, nội dung tóm tắt từng bản vẽ… giúp người xem dễ hình dung bố cục và kết cấu của bộ hồ sơ, đồng thời biết được vị trí chính xác phần mình cần xem.
     

    3. Hồ sơ thiết kế kiến trúc

    Trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở, phần kiến trúc cơ sở thể hiện đầy đủ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt của ngôi nhà. Đây sẽ là cơ sở để người xem đánh giá tổng thể về công trình. Phần thiết kế kiến trúc thường thể hiện các nội dung bao gồm:

    • Mặt bằng định vị vị trí xây dựng.
    • Mặt bằng bố trí vật dụng các tầng, mặt bằng mái.
    • Mặt bằng kích thước các tầng.
    • Mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng chi tiết; cấu tạo chi tiết.
    • Mặt bằng hoàn thiện sàn, trần các tầng. Chi tiết cửa, cầu thang, vệ sinh, trần nhà.

    4. Hồ sơ thiết kế kết cấu trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở

    Phần thiết kế kết cấu nhà được ví như xương sống của công trình. Được coi là “gỗ” nếu ví phần kiến trúc của ngôi nhà là “nước sơn”. Nếu bản vẽ kiến trúc quyết định tính thẩm mỹ, diện mạo bên ngoài của ngôi nhà thì bản vẽ kết cấu lại mang đến những tính toán chuẩn xác nhằm đảm bảo sự chắc chắn, vững trãi và an toàn cho cả ngôi nhà của bạn.

    Hồ sơ thiết kế kết cấu thể hiện mặt bằng định vị các cấu kiện (móng, đà kiềng, dầm, sàn, cầu thang, cột…), các chi tiết các cấu kiện, chi tiết gia cường, bố trụ tường, dầm… và gồm: kết cấu móng, kết cấu phần thân và kết cấu mái.

    • Phần móng nhà nằm dưới cùng, đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chịu tải trọng toàn bộ công trình. Các khảo sát cũng chỉ ra rằng, đến 70% công trình gặp sự cố có nguyên nhân từ nền móng. Do đó, việc có một phần móng chắc chắn phù hợp với loại đất tại công trình là điều kiện quan trọng tiên quyết mà gia chủ cần hết sức lưu tâm. Bên canh đó kiểu móng, cách thức thi công… sẽ được độ ngũ kỹ sư kết cấu của Thư Viện Nhà Việt tư vấn, hoàn thiện đầy đủ và đảm bảo tính toán an toàn cho ngôi nhà của bạn.
    • Nếu phần móng nâng đỡ toàn bộ công trình thì phần thân đóng vai trò như hệ thống xương sống giúp nâng đỡ, chịu tải trọng và gắn kết như các thành tố còn lại của ngôi nhà. Nhờ vào cột, dầm, tường, sàn, gác, cầu thang, …
    • Kết cầu phần mái nhà cũng được thể hiện tại phần này, giúp gia chủ có thể thấy được kiểu mái, độ dốc, cách làm và vị trí xà gồ...
    •  
    • 5. Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật

    Hồ sơ thiết kế nhà ở có phần hệ thống kỹ thuật cơ bản gồm hệ thống cấp – thoát điện, nước. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ có thể phát sinh thêm hệ thống an ninh, internet, điện lạnh… Các thiết kế này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hợp lý, tiết kiệm.

    Hệ thống chi tiết kỹ thuật được thể hiện trong hồ sơ thiết kế thông qua các bản vẽ:

    • Các chi tiết lắp đặt (công tắc chiếu sáng, trunking, ổ cắm điện, tủ điện âm tường…).
    • Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện, nguyên lý cấp nước.
    • Mặt bằng cấp nguồn điện, cấp nước – thoát nước, điện lạnh, lắp đặt camera tại các tầng.
    • Mặt bằng định vị đèn các tầng.
    • Mặt bằng hoàn thiện công tắc các tầng.
    • Mặt bằng, mặt cắt hầm tự hoại.

    Hi vọng bài viết đã cung cấp cho khách hàng những thông tin cơ bản về bộ hồ sơ thiết kế nhà ở dân dụng qua đó giúp quý khách hàng hiểu hơn về tầm quan trọng của hồ sơ thiết kế nhà ở. Từ đó đưa ra lựa chọn hợp lý để tiết kiệm chi phí, thời gian và hiện thực hóa hiệu quả ngôi nhà.

Mẫu nhà phổ biến